Trong quan niệm của người Á Đông, theo vòng quay của sao Thái tuế, mỗi người sinh ra đều có một vì sao chiếu mệnh tùy theo năm. Có tất cả 24 vì sao quy tụ thành 9 chòm: La hầu, Thổ tú, Thủy diệu, Thái bạch, Thái dương, Vân hán, Kế đô, Thái âm, Mộc đức. Trong 9 ngôi sao này, có sao cát, sao hung. Năm nào bị sao xấu chiếu mệnh, con người sẽ gặp phải chuyện không may như ốm đau, bệnh tật... gọi là vận hạn. Còn nếu năm đó được sao tốt chiếu mệnh sẽ làm lễ dâng sao nghênh đón. Sao hạn được tính căn cứ trên học thuyết Ngũ hành xung khắc. Theo sự vận chuyển của Ngũ hành, mỗi năm có một vì sao chiếu mệnh vào một tuổi của từng người. Còn hạn là niên hạn, là cách thức riêng ứng với sao chiếu mệnh tốt hay xấu.
Đầu xuân đi lễ chùa cầu cho quốc thái, dân an từ lâu đã trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Việt Nam, trong đó có lễ dâng sao giải hạn (lễ giải hạn). Đây được coi là thủ tục có ý nghĩa quan trọng đối với các thành viên trong gia đình khi một năm mới bắt đầu.
Phong tục này đã tồn tại từ lâu đời và ăn sâu trong tâm thức đại đa số người dân Việt Nam. Vốn bắt nguồn từ Lão giáo, nhưng ngày nay cúng sao giải hạn lại trở thành tập tục của Phật giáo. Hầu hết, lễ cúng sao giải hạn của Phật tử đều diễn ra ở chùa theo nghi thức Phật giáo. Đây là dịp tốt để những ai chưa là Phật tử có dịp ôn lại lời kinh tiếng kệ để việc học Phật, tu theo Phật càng vững chãi và tinh tiến hơn. Hơn nữa, việc cúng sao giai hạn giúp quý thầy có điều kiện và cơ hội để tiếp cận, gần gũi hơn với quần chúng. Đồng thời thông qua việc đoán sao hạn giúp họa thành thiện tránh dữ, thưởng đi chùa tụng kinh, lạy Phật, bố thí cúng đường...
Link download:
0 nhận xét: