Bát tự Hà Lạc (có sách ghi là Tám chữ Hà Lạc) là một hình thức bói toán được xây dựng trên cơ sở triết lý của Kinh Dịch với các thuyết Can Chi, âm dương, ngũ hành,… bằng cách lập quẻ Tiên thiên với hào nguyên đường và quẻ Hậu thiên; căn cứ vào giờ, ngày, tháng, năm sinh theo âm lịch và giới tính.
LỜI NÓI ĐẦU
Một ông bạn già bảo Soạn giả: “Suốtđời anh chỉ lấy số giúp cho người, Tài Tử thế. Nếu không thích hành nghề, thìsao chẳng viết sách đi? Môn Bát Tự Hà Lạc của anh có cỡ lắm rồi đấy!”.
Chỗ thân nên mới trả lời văng mạngrằng: “Cớ gì! mắc cỡ thì có. Nào đã biết gì đâu mà viết với lách. Học số tuy gần40 năm thật, nhưng lẽ quyển Kinh Dịch chưa sờn, chứ đừng có nói là đã hân hạnhdứt lấy một lần, thì phỏng viết sách ra có ích gì, hay chỉ làm thiệt lấy đôi baram giấy và ít ký mực của học sinh nghèo”.
Ông bạn nghe xong mỉm cười rồi lạinghiêm nét mặt mà nói: “Chà! mặc cảm vừa vừa thôi chứ. Tuổi anh nay mai sắpsang tuần “Thất – Thập cổ lai hi rồi”, liệu ít nữa, xuống lòng đất mẹ có mang đượctí sở học đi không? Mà nếu thiên hạ ai cũng nghĩ (Tếu) như anh cả, thì rồi mônBÁT – TỰ HÀ – LẠC đến mất giống ư?
Tuy câu chuyện đối đáp tầm phào nhưtrên, mà rồi cũng làm cho đầu óc phải suy nghĩ. Soạn giả tự nhủ: “Ừ, anh bạn nóicũng có lý. Như người học Phật có ứng khẩu được KỆ mới là hiểu KINH. Học sáchThánh Hiền mà không làm được bài vở gì thì sao gọi là triết học. Suốt đời chưatrình làng được một chữ nghĩa nào về LÝ – SỐ, thì rồi đây, khi sang thế giới bênkia lỡ gặp các Cụ: Chu Công, Khổng Tử, Trần Đoàn, Thiệu Khang Tiết v.v… liệucác Cụ có để yên cho hay không, hay Khai trừ thẳng cánh”. Nghĩ vậy mà thấy rờnrợn góc gáy, nên rấp tâm phải viết một cái gì về LÝ SỐ, mặc dù vẫn viết rằng:Viết ra thì cũng tội, mà không viết ra cũng tội.
Nhưng viết gì đây?
Tử Vi, KINH DỊCH, MAI HOA, KỲ MÔN,GIÁP ĐỘN v.v… đều đã đủ mặt ở thị trường sách vở từ trong Thư Cục, Ấn Quáncho ra đến vỉa hè. Nhìn kỹ thì thấy thiếu BÁT TỰ và HÀ LẠC LÝ SỐ là 2 môn thịnhhành nhất ở các phố Hoa Kiều.
Gần đây, tình cờ gặp một thầy TướngSố, người Hoa Kiều là chỗ quen nên ông ta hỏi: “Học giả Việt Nam các ông chỉcó lấy Tử Vi thôi, không ai biết lấy BÁT TỰ và HÀ LẠC à?”.
Chẳng lẽ soạn giả lại vô lễ nổixung lên, nhưng liền nhớ ngay câu chuyện đối thoại xưa giữa YẾT KIÊU đục thuyềnvà giặc Nguyên, nên cũng bắt chước lối hiên ngang mà trả lời rằng: “Học giả Việtchúng tôi, trừ hạng tôi ra, lấy đấu mà đong không hết, còn ai cũng uyên thâm đủ các môn NHÂM, CẦM, ĐỘN, TOÁN cả, con cháu Trạng Trình mà không tinh thông sao được. Ông đã đọc Sử nước tôi chưa? Sở dĩ chúng tôi chỉ lấy Tử Vi thôi, là vì khoa ấydễ phổ biến hơn hết”.
Ông thầy Tàu ngồi im. Lời của ôngtuy không có gì là kỵ thị Văn Hóa, nhưng vô tình đã lùa ngọn roi châm chọc vàobên cạnh sườn Học Vấn gầy còm của Soạn giả, khiến hắn này phải có một quyết địnhnhư câu Dịch, hào 3 quẻ quải: “Quyết quyết độc hành”.
Thôi, đúng cũng là số đến ngày phảicầm bút rồi, mặc dầu đây không phải là “Bút Mộng Hoa” của Thi Hào Lý Bạch chi cảmà chỉ là bút rỉ mực cợn, đi đôi với bộ mắt đã mờ, gân tay đã mỏi, nhưng cũng cứcố gắng và mạo muội vạch ra cuốn BÁT TỰ – HÀ LẠC này.
Xin tâm thành gọi là chút quà mọn tinh thần, Kính gửi đến gần xa quý vị xem chơi.
Link download:
0 nhận xét: